Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Khái niệm chính nghĩa là gì.

Ý tưởng về chiến tranh có chính nghĩa 

Nếu một nền hoà bình vĩnh cữu có thể được tạo lập, những suy lý về chiến tranh có chính nghĩa trở nên vô ích. Các quốc gia thuộc Liên hiệp Châu Âu dường như đang đi vào trong tình trạng quyết định cho hoà bình. Lí thuyết về chiến tranh có chính nghĩa tại Châu Âu có vẻ như được đặt ra nhằm quảng bá để trị liệu những điều ác mà nó không còn có nữa. Tuy thế, một mô thức của Châu Âu áp đặt lên những nơi khác trên thế giới là một điều khó có thể quan niệm được. Nhu cầu suy lý về tính đạo đức của chiến tranh vẫn còn đó. Hơn nữa, hy vọng rằng chiến tranh sẽ kết liễu tuyệt nhiên không loại trừ được khả năng chiến tranh không còn là một phương tiện dẫn tới hòa bình. Chiến tranh nuôi dưỡng hy vọng hoà bình và dần dần trở thành cần thiết, cũng như Kant đã xác nhận điều này, nó giải quyết các xung đột. Chính vì lập luận này, những suy lý về đạo đức của chiến tranh có thể đóng góp tạo nên những điều kiện mà chiến tranh sẽ trở thành vô ích. 

Sự hiện diện của luật quốc tế nhằm giới hạn đến việc cầu viện bằng chiến tranh và quy định trong trường hợp nào chiến tranh là hợp pháp tuyệt nhiên không hề xoá đi vấn đề chiến tranh vì chính nghĩa. Khi một tòa án quốc tế tuyên bố chiến tranh là hợp pháp hay phi pháp, sư kiện này không thể tránh khỏi việc tự hỏi về tính cách hợp pháp hay bất hợp pháp trong sự sử dụng vũ lực. Trong mối quan hệ với phê phán về mặt pháp lý thì tôi đã nhấn mạnh đến tính cách độc lập cao hơn của những phê phán về mặt đạo đức. Một cuộc chiến không được luật quốc tế cho phép cũng như không hội đủ điều kiện của luật quốc tế, có thể là một cuộc chiến có chính nghĩa, điều này có thể xảy ra, như trong trưòng hợp can thiệp tại Kosovo. Người ta không thể loại trừ được những trường hợp rất ít mà cuộc chiến có khả năng xảy ra, nhưng không có nghĩa là không thể có được nữa, cũng như trường hợp một cuộc chiến được quốc tế đồng tình, thì cũng không được coi nó là một cuộc chiến tranh có chính nghĩa. 

Sự hiện hữu của bạo lực trên thế giới không là một đề tài mà ngưòi ta sẽ tự do bảo vệ hay phản bác. Trước hết, nó là đối tượng cần kiểm nghiệm: Bạo lực đã có và sẽ còn mãi. Khi cho rằng cần né tránh chiến tranh, chủ thuyết chủ hoà không hề đưa tới sự xoá bỏ bạo lực, đúng hơn đây là nó chỉ nhắm vào một suy nghĩ bảo thủ. Còn về quan niệm chiến tranh theo phái tự nhiên tất nhiên cần đưa tới suy tưởng về mặt đạo lý. Cả thuyết chủ hoà lẫn chủ chiến không là những quan điểm dùng để suy luận về những giới hạn của bạo lực. Có như vậy sự suy lý về chiến tranh, đặc biệt là cân nhắc phân biệt giữa những lập luận hợp pháp phải làm, là điều không tránh được.  

Không có nhận xét nào: